Biểu Hiện, Cách Chăm Sóc Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em

 

Thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh trở lại. Sốt xuất huyết ở trẻ em rất khó kiểm soát nếu bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm. Vậy biểu hiện và cách chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất hyết ra sao?. Cùng chothuoctot.vn tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Triệu chứng của sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt

Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ em, đa số trẻ sẽ bị sốt cao liên tục và rất đột ngột. Ở những trẻ nhỏ, thì có xu hướng quấy khóc nhiều hơn bình thường. Trẻ lớn thì buồn nôn, chán ăn đau mắt, đau mỏi khớp. 

Giai đoạn nguy hiểm

Sau 3-7 ngày kể từ khi trẻ sốt, thì bệnh bắt đầu vào thời kì nguy hiểm. Có thể sốt đã thuyên giảm. Nhưng sẽ có hiện tượng khác là chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, trẻ bị thoát huyết tương. Lượng huyết tương chảy quá nhiều, làm cho bụng bé bị chướng to. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 24-48h. Là nguy cơ tử vong hàng đầu của những trẻ bị sốt xuất huyết.

Các giai đoạn sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện khác nhau. Theo CDC sốt xuất huyết nặng sẽ khiến trẻ bị sốc. Có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau đây: Trẻ lờ đờ, các đầu chi lạnh, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc có thể không đo được. Đối với những trẻ xuất huyết dưới da sẽ xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nhỏ, rải rác khắp da. Ngoài ra cũng có rất nhiều trẻ xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng và nguy hiểm hơn là tiểu ra máu. Nếu bạn đã từng bị sốt xuất huyết rước đây, thì rất có thể lần sau bạn sẽ bị nặng hơn. Triệu chứng của sốt xuất huyết khá giống với một số bệnh bình thường, khi bệnh vào giai đoạn nặng, thì dấu hiệu mới rõ ràng.

Một điều vô cùng quan trọng mà phụ huynh cần chú ý. Có thể trẻ bị sốt xuất huyết, nhưng hoàn toàn không có biểu hiện của bệnh. Dù có triệu chứng hay không thì bệnh vẫn sẽ tới giai đoạn nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời thì có thể khiến trẻ tử vong. 

Vì sao trẻ em lại dễ bị sốt xuất huyết hơn?

Nguyên nhân trẻ em dễ bị sốt xuất huyết

Đa số trẻ em đều rất nghịch ngợm, nên việc chúng tìm chơi ở những nơi tối, rậm rạp là điều hiển nhiên. Và những nơi này lại là địa bàn hoạt động của muỗi, nên trẻ em rất dễ dàng bị tấn công. Đây là nguyên nhân sốt xuất huyết hàng đầu ở trẻ. Một số lý giải khác lại cho rằng, khi trẻ hoạt động nhiều, thân nhiệt sẽ tăng, bài tiết mồ hôi nhiều hơn, nên dễ bị muỗi phát hiện và tấn công. Sau khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ dàng mắc bệnh hơn người lớn. Tổng số ca khám bệnh thì có đến 10%-15% trẻ bị sốt xuất huyết. 

Cách điều trị sốt xuất huyết và chăm sóc trẻ bị bệnh an toàn tại nhà

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt xuất huyết, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để khám và điều trị. Sau khi khám xong, đa số trẻ sẽ được cho điều trị sốt xuất huyết tại nhà, chỉ cần đến tái khám đầy đủ theo lịch đã hẹn từ Bác sĩ.

Theo CDC  Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C thì cho trẻ uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên dùng nước ấm lau người cho trẻ. Đặc biệt cho trẻ uống nhiều nước nước trái cây, nước điện giải oresol.

Cung cấp thêm Vitamin A, B, đặc biệt là vitamin C. Theo NCBI vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng, bảo vệ miễn dịch vượt qua bệnh tật.

Dinh dưỡng cho trẻ đang bị bệnh cũng rất quan trọng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như súp, cháo để trẻ dễ tiêu hóa. Không cho trẻ ăn quá no, nên chia nhỏ ra cho trẻ ăn nhiều lần.

Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát và hạn chế tối đa việc cho trẻ vận động lúc đang xuất huyết.

Theo dõi lịch trình tái khám của trẻ đúng thời gian của Bác sĩ. Nếu trong những ngày cao điểm của bệnh, xảy ra bất cứ trường hợp nào ngoài mong muốn. Phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được can thiệp và điều trị kịp thời. Tránh hậu quả không mong muốn xảy ra.

Sốt xuất huyết kiêng gì? Và lưu ý cần tránh 

Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của Bác sĩ.

Không được cạo gió, cắt lễ vì có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng.

Không cho bé uống các loại nước có màu sẫm, vì dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Khiến việc quan sát tiến triển của bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.

Tuyệt đối không đưa bé đến phòng khám tư, cơ sở y tế không đủ điều kiện. Có thể sẽ khiến trẻ nguy kịch hơn.

Tuyệt đối không được dùng Aspirin, Ibuprofen vì sẽ làm tình trạng xuất huyết nặng thêm.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có vacxin tiêm phòng bệnh sốt xuất huyết. Biện pháp đặc hiệu và được tuyên truyền rộng rãi đó chính là chủ động tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của các loại côn trùng gây bệnh như: bọ gậy, muỗi trưởng thành.

Phát quang bụi rậm, khai thông ao tù nước động, không cho muỗi có môi trường sinh sản và phát triển.

Một số cách giúp phụ huynh tiêu diệt bọ gậy chính là:

Đậy kín chum, vại chứa nước, đóng kín lại ngay sau khi sử dụng.

Thả các loại cá 7 màu, lia thia,... để chúng ăn bọ gậy. Đây là cách rất thông dụng và hiệu quả được áp dụng từ xa xưa.

Thu gom rác hàng tuần, dọn dẹp xung quanh nhà, cây cối để muỗi không có nơi ẩn trốn.

Phòng muỗi đốt cho trẻ bằng cách:

Không cho trẻ chơi ở những nơi có nhiều cây rậm rạp, nhiều muỗi.

Cho trẻ mặc quần áo dài tay khi trời tối hoặc vào những thời điểm muỗi xuất hiện nhiều.

Khi trẻ ngủ phải giăng màn, kéo rèm

Sử dụng các loại kem xua muỗi, xịt muỗi lành tính cho trẻ.Tuyên truyền và vận động mọi người cùng chống muỗi.

Phối hợp với chính quyền trong công tác phun hóa chất để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Phân biệt bệnh sốt xuất huyết với sốt siêu vi qua triệu chứng.

Mức độ nguy hiểm

Sốt là triệu chứng và là điểm chung giữa hai loại bệnh này. Bệnh sốt xuất huyết sẽ nguy hiểm hơn sốt siêu vi, nếu phát hiện quá muộn. Nguy cơ tử vong cũng  cao hơn sốt siêu vi rất nhiều.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết là do muỗi vằn đốt gây nên, chúng có tên khoa học là Aedes Aegypti. Điều này cũng trả lời cho thắc mắc, sốt xuất huyết có lây không của một số phụ huynh. Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 7 -10 ngày kể từ khi phát sốt.

Trong khi đó, sốt siêu vi là do virus gây nên. Thời gian bệnh có thể kéo dài 3-5 ngày. Sốt siêu vi có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác qua không khí. Nhưng sốt xuất huyết thì lại không thể.

Sốt siêu vi có thể sẽ không nguy hiểm bằng sốt xuất huyết. Sốt siêu vi ngoài triệu chứng sốt thì còn có kèm theo một số triệu chứng khác như đau họng, chảy nước mũi, suy nhược cơ thể. Và cuối cùng là cơ thể phát ban sốt xuất huyết.

Cách tốt nhất và chính xác nhất để phát hiện bệnh đó chính là đi xét nghiệm kháng nguyên của bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh. Theo PubMed lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường là dấu hiệu đáng nghi ngờ của bệnh sốt xuất huyết và là nguyên nhân gây rối loạn đông máu.

Khoảng  80-90% bệnh nhân sốt xuất huyết thường có lượng tiểu cầu dưới 100.000. Còn 10-20% sẽ nghiêm trọng hơn dưới mức 20.000 hoặc ít hơn.

Sốt siêu vi sẽ ít gặp những biến chứng như vậy. Lượng tiểu cầu thấp quá mức, còn nói lên dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến và khá nguy hiểm, bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường bùng phát vào thời gian giao mùa, từ tháng 8 đến tháng 11. Cần chú ý đề thực hiện các biện pháp đề phòng, để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh nhé.

Sốt xuất huyết ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Phụ huynh nên chú ý con nhiều hơn, đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu lạ, giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nhé.


BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903