Acenocoumarol 1mg Spm (H/30v)

Hộp 30 viên
Nhóm: Thuốc
187 lượt xem 0 lượt mua trong 24 giờ qua

Xem giá
Nhà sản xuất: SPM - Công Ty Cổ Phần SPM


Điều trị và ngăn ngừa bệnh nghẽn mạch.
Sự nhạy cảm với các chất kháng đông máu biến đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác và cũng có thể thay đổi bất thường trong quá trình điều trị. Vì thế, cần thực hiện kiểm tra thường xuyên thời gian prothrombin (PT)/ tỉ lệ bình thường của quốc tế (INR) và theo đó điều chỉnh liều cho bệnh nhân. Nếu không thể thực hiện được, không dùng acenocoumarol.

- Acenocoumarol phải được dùng đường uống với liều đơn.
Quá mẫn cảm với acenocoumarol, các dẫn xuất của coumarin hay thành phần có trong thuốc.

- Phụ nữ mang thai.

- Người già yếu, nghiện rượu, bị rối loạn thần kinh hoặc người không có sự giám sát.

- Tất cả các điều kiện về nguy cơ xuất huyết quá mức có thể có lợi ích về lâm sàng như: tạng xuất huyết và/hoặc loạn thể tạng xuất huyết.

- Ngay trước hoặc sau phẫu thuật trên hệ thần kinh trung ương hoặc mắt và phẫu thuật chấn thương liên quan đến sự phơi bày quá mức của các mô.

- Loét tiêu hóa hoặc xuất huyết bộ máy dạ dày - ruột, bộ máy niệu - sinh dục hoặc hệ hô hấp.

- Xuất huyết mạch máu não.

- Viêm màng ngoài tim cấp; chảy dịch thể màng ngoài tim.

- Viêm nhiễm màng trong tim.

- Tăng huyết áp nặng.

- Suy gan nặng hoặc suy thận nặng và các trường hợp hoạt động phân hủy fibrin tăng theo các hoạt động của phổi, tiền liệt tuyến hoặc tử cung.
Xử trí quá liều thường căn cứ vào INR và các dấu hiệu chảy máu, các biện pháp điều chỉnh phải tuần tự để không gây nguy cơ huyết khối.

- Nếu INR ở trên vùng điều trị nhưng dưới 5, và người bệnh không có biểu hiện chảy máu hoặc không cần hiệu chỉnh nhanh đông máu trước phẫu thuật: Bỏ 1 lần uống thuốc, rồi lại tiếp tục điều trị với liều thấp hơn khi đã đạt INR mong muốn. Nếu INR rất gần với INR mong muốn, thì giảm liều mà không cần phải bỏ lần uống thuốc.

- Nếu INR trên 5 và dưới 9, mà người bệnh không có biểu hiện chảy máu khác ngoài chảy máu lợi hoặc chảy máu cam: Bỏ 1 hoặc 2 lần uống thuốc chống đông máu, do INR thường xuyên hơn rồi khi đã đạt INR mong muốn, uống lại thuốc với liều thấp hơn. Nếu người bệnh có các nguy cơ chảy máu khác, bỏ 1 lần uống thuốc và cho dùng vitamin K từ 2,5 mg theo đường uống, hoặc 0,5-1 mg theo đường tĩnh mạch chậm trong 1 giờ.

- Nếu INR trên 9 mà không có chảy máu, bỏ 1 lần uống thuốc và dùng vitamin K từ 3- 5mg theo đường uống, hoặc 1-1,5mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ cho phép giảm INR trong vòng 24-48 giờ; sau đó lại dùng acenocoumarol với liều thấp hơn, theo dõi INR thường xuyên và nếu cần lặp lại điều trị với vitamin K.

- Nếu cần phải hiệu chỉnh nhanh tác dụng chống đông máu trong trường hợp có biểu hiện chảy máu nặng hoặc quá liều nặng (thí dụ INR trên 20), dùng một liều 10mg vitamin K tiêm tĩnh mạch chậm và tùy theo yêu cầu cần cấp cứu, phối hợp với huyết tương tươi đông lạnh. Có thể vitamin K nhắc lại từng 12 giờ một lần. Sau khi điều trị vitamin K liều cao, có thể có một khoảng thời gian trước khi có sự trở lại hiệu lực của thuốc kháng vitamin K. Nếu phải dùng lại thuốc chống đông máu, cần xem xét dùng heparin trong một thời gian.

- Trường hợp ngộ độc do tai nạn, thì cũng phải đánh giá theo INR và biểu hiện biến chứng chảy máu. Phải do INR nhiều ngày sau đó (2-5 ngày), có tính đến nửa đời kéo dài của thuốc chống đông máu.

- Trong trường hợp dùng quá liều, hãy đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu gần nhất để được điều trị hỗ trợ.

- Triệu chứng: xuất huyết xảy ra trong vòng 1 - 5 ngày sau khi uống, chảy máu mũi, ho ra máu, xuất huyết dạ dày - ruột, chảy máu âm đạo, đái ra máu, xuất huyết dưới da, nướu, tử cung và các khớp. Hơn nữa còn xuất hiện các triệu chứng: nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.

- Điều trị: Sự cần thiết điều trị bằng cách rửa dạ dày, thêm than hoạt tính và uống cholestyramine giúp tăng cường thải trừ thuốc. Những lợi ích của những phương pháp điều trị cần được cân đối với nguy cơ chảy máu của mỗi bệnh nhân.

Chú ý:

- Rửa dạ dày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.

- Không nên dùng Vitamin K làm chất đối kháng, nhất là những bệnh nhân yêu cầu dùng thuốc chống đông liên tục như bệnh nhân dùng van tim nhân tạo.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay

Tin tức

0961668606 - 0918194903