LevoDHG Levofloxacin 750mg DHG (H/14v)

Hộp 2 vỉ x 7 viên nén bao phim
Nhóm: Thuốc
202 lượt xem 0 lượt mua trong 24 giờ qua

Xem giá
Danh mục:
Thuốc Kháng sinh
Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin:
Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận cấp.
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính.
Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng levofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
Do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng levofloxacin cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
Dùng đường uống.
Viêm phổi bệnh viện: 750 mg, 1 lần/ ngày, trong 7 - 14 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 750 mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da có biến chứng: 750 mg x 1 lần/ ngày, trong 7 - 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận cấp: 750 mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ ngày, trong 7 ngày. Khuyến cáo nên sử dụng dạng bào chế có hàm lượng phù hợp.
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 750 mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:
- Độ thanh thải creatinin 20 - 49 ml/ phút: Liều ban đầu là 750 mg, liều duy trì 750 mg mỗi 48 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10 - 19 ml/ phút: Liều ban đầu là 750 mg, liều duy trì 500 mg mỗi 48 giờ.
Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: Liều ban đầu 750 mg, liều duy trì 500 mg mỗi 48 giờ.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.
Trẻ em dưới 18 tuổi.
Khi quá liều, loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay

Tin tức

0961668606 - 0918194903