BỆNH TÁO BÓN ? CÁCH TRỊ TÁO BÓN CẤP TỐC ?

Táo bón là một trong những vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và gây ra cho bạn cảm giác khó chịu. Do đó, việc tìm hiểu về táo bón, cách trị táo bón cấp tốc và cách phòng ngừa táo bón sẽ phần nào giúp bạn “đánh bay” được cảm giác khó chịu này nếu không may gặp phải.

1. Táo bón là gì? 

Táo bón (hay bón) được định nghĩa là tình trạng đi tiêu ít hơn hoặc bằng 3 lần một tuần.

2. Triệu chứng của táo bón?  

Phân khô và cứng hơn bình thường.

Có thể gây đau, thậm chí là gây chảy máu. 

Gặp khó khăn khi đi tiêu.

Có cảm giác chưa tống hết phân.

Cảm giác đầy hơi.

Cần có biện pháp hỗ trợ để đi tiêu được (dùng tay ấn vào bụng).

3. Nguyên nhân gây táo bón?

3.1. Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát 

Rối loạn cơ chế tống phân 

Nhu động ruột hoạt động kém hơn bình thường. 

Rối loạn chức năng sàn chậu: đặc trưng là rặn nhiều, đại tiện không hoàn toàn và phải cần sự hỗ trợ phân mới được tống hết ra ngoài.

3.2. Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo động vật. Sử dụng nhiều  đường, trà, cà phê hay rượu. Không uống đủ nước; lười vận động; thường xuyên nhịn việc đi tiêu. Ở trẻ em, uống sữa bột (loại sữa công thức ít chất xơ, quá nhiều chất đạm và đường) cũng có thể dẫn đến táo bón.

Mắc bệnh lý thực thể: nứt hậu môn, tắc nghẽn đường tiêu hóa do khối u, búi trĩ, phì đại trực tràng vô căn.

Mắc bệnh lý toàn thân: Parkinson, trầm cảm, rối loạn nội tiết (tăng canxi máu, hạ kali máu, đái tháo đường),bệnh về tuyến giáp,…

Phụ nữ có thai: khi mang thai nội tiết tố thay đổi, áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột cùng với chế độ ăn thay đổi,… đều ảnh hưởng đến nhu động ruột và dẫn đến táo bón.

Tác dụng phụ khi dùng một số thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid… 

4. Điều trị táo bón như thế nào ?

4.1. Trị táo bón cấp tốc không dùng thuốc: 

Massage vùng đáy chậu (giữa hậu môn và bộ phận sinh dục), bạn dùng tay tạo áp lực lên vùng này để nới lỏng cơ, phá vỡ phân cứng và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tay xoa lên vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, một lực vừa phải để kích thích đại tràng. Bắt đầu xoa ở vùng bụng dưới bên phải, sau đó di chuyển lên khung xương sườn, qua dạ dày và đến phần bụng dưới bên trái, nơi phân được thải ra ngoài.

4.2. Trị táo bón cấp tốc dùng thuốc

Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Sử dụng phổ biến nhất là dầu khoáng ở dạng uống hoặc thụt. 

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: giữ nước trong ruột để làm mềm phân. Thành phần chính là magie hydroxit (sữa magie), magie citrat, lactulose, sorbitol, polyethylene glycol và glycerin. 

Thuốc nhuận tràng kích thích: kích thích các cơ xung quanh ruột và đẩy phân qua đại tràng, phổ biến là bisacodyl. 

Đối với trường hợp táo bón nặng, các cách trị táo bón trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể thử phương pháp thụt tháo bằng dụng cụ thụt và máy bơm theo chỉ định của bác sĩ.

5. Cách phòng ngừa táo bón ?

Trong hầu hết các trường hợp, táo bón diễn ra ngắn và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn, nó có thể trở thành bệnh lý mạn tính và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế, chúng ta nên:

Ăn chế độ nhiều chất xơ: trái cây (bơ, chuối, táo,…), rau (bắp cải, súp lơ, rau mồng tơi), các loại đậu, bánh mì ngũ cốc.

Không lạm dụng trà, cà phê, rượu, bia.

Giảm chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng).

Uống 1,5 đến 2 lít nước và các chất lỏng khác mỗi ngày. Việc uống nhiều nước có tác dụng làm mềm và bôi trơn phân, từ đó làm giảm độ ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa, giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình đi tiêu.

Không nhịn đi tiêu khi có nhu cầu: việc nhịn đi tiêu sẽ làm hậu môn trực tràng càng thêm áp lực, tình trạng táo bón có thể nghiêm trọng hơn. Bạn nên tập thói quen đi tiêu vào một khung giờ nhất định mỗi ngày.

Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Khi bạn vận động cơ thể, các cơ trong ruột bạn cũng được hoạt động theo, điều này giúp thúc đẩy tiêu hóa.

Thảo dược dân gian

Dầu ô liu: Một chất bôi trơn, giúp phân mềm và dễ di chuyển. Vào buổi sáng, dùng 1 thìa cà phê dầu ô liu khi bụng đói có thể giúp bạn giảm táo bón hiệu quả. 

Nước ép mận hoặc mận khô: Chứa nhiều sorbitol, làm gia tăng áp suất thẩm thấu và làm tăng lượng nước ở ruột, giúp việc đi ngoài diễn ra dễ dàng.




BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903