Bệnh Sởi Ở Trẻ Em Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Và Cách Chăm Sóc

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Lây qua đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bệnh sởi ở trẻ em có thể biến chứng rất nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sởi ở trẻ em thường xuất hiện các biểu hiện như sốt, viêm long đường hô hấp và nổi ban rất đặc trưng. Là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Cùng chothuoctot.vn tham khảo thêm bài viết ngay bên dưới

1. Tại sao bệnh sởi ở trẻ em lại diễn biến nhanh và nặng như vậy

Thời điểm bệnh sởi ở trẻ em phát triển mạnh nhất là vào mùa đông xuân. Nhưng những năm gần đây, bệnh sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không theo mùa như thời gian trước đây nữa. Virus sởi có thể sống ngoài không khí lên đến 2 giờ theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Vì vậy một số phụ huynh thường lơ là khi thấy con có biểu hiện bệnh sởi ở trẻ em thường gặp. Dẫn đến khi phát hiện thì trẻ đã quá nặng, rất phức tạp trong việc điều trị. Và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sau này.

Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng dễ dàng mắc bệnh sởi. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ nhỏ, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để kiểm tra. Hạn chế bệnh phát triển theo chiều hướng xấu với những biến chứng khó điều trị như: Viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, nguy hiểm hơn có thể làm trẻ tử vong.

Cho đến hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi ở trẻ em nói riêng và bệnh sởi nói chung. Khắc phục những triệu chứng của bệnh, cải thiện khẩu phần dinh dưỡng và giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách chữa bệnh sởi tốt nhất hiện nay.

2. Những triệu chứng bệnh sởi thường gặp

Biểu hiện bệnh sởi

Bệnh sởi thường sẽ diễn ra 4 chu kỳ với các dấu hiệu sau đây:

Thời kỳ ủ bệnh: Trong khoảng 8 - 11 ngày và đa số ko có dấu hiệu lâm sàng.

Thời kỳ khởi phát (giai đoạn viêm long): Thường kéo dài từ 3 - 4 ngày với một số biểu hiện như: Sốt nhẹ, vừa và cao. Sau đó sẽ đến viêm kết mạc có gỉ và sưng mí mắt. Tiếp đến là ho và một số nổi hạch biên to.

Thời kỳ toàn phát (giai đoạn mọc ban): Giai đoạn này kéo dài 4 - 6 ngày. Các ban mọc trong vòng 3 ngày, lần lượt xuất hiện ở các vị trí như: Sau tai, lan ra trước mặt rồi tiếp tục lan dần xuống cổ, ngực, lưng và tay. Ngay thứ 3 sẽ lan đến chân, đây là dạng ban hồng, ban hơi nhỏ và nổi gồ lên trên bề mặt da. Các vết ban này có thể mọc thành cụm hay rải rác với nhau thành từng đám tròn nhỏ khoảng 3-6 mm.

Thời kỳ lui bệnh (giai đoạn ban bay): Ở giai đoạn này, các vết ban hồng sẽ từ từ bay mất theo thứ tự nó đã mọc. Đa số khi ban bay sẽ để lại các vết thâm trên da. Khi cơ thể bé hết có dấu hiệu sốt, tức là đến giai đoạn ban bay, nhưng số ít sẽ xuất hiện biến chứng như: Khi ban đã bắt đầu bay mà trẻ vẫn còn sốt.

3. Một số biến chứng khi lên sởi ở trẻ

Biến chứng nguy hiểm bệnh sởi

Khi trẻ bị sởi, thường sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm vì hệ miễn dịch của cơ thể đang bị tấn công. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), các biến chứng này không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Mà còn xuất hiện ở người lớn trên 20 tuổi. Những biến chứng này có thể xảy ra như:

Viêm tai giữa là biến chứng thường xuyên xảy ra nhất khi trẻ lên sởi

Viêm loét giác mạc, sưng mí mắt

Viêm não chiếm khoảng 0,1% trong tổng số ca mắc. 

Viêm phổi chiếm khoảng 5% trong tổng số ca bệnh, là một trong những nguyên nhân gây tử vong.

Trẻ sau khi phát ban từ (1-15 ngày) thì xuất hiện một số triệu chứng như hôn mê, co giật, nôn,...

4. Phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh sởi ở trẻ em

Trẻ bị sởi phải làm sao?, là câu hỏi rất được quan tâm ở phụ huynh. Đối với những trẻ gia đình có đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, thì có thể cho bé được chăm sóc ở nhà.

Cho trẻ bị bệnh uống thuốc hạ sốt, theo chỉ định của Bác sĩ nếu thấy trẻ sốt quá cao.

Ví dụ: Hapacol 250mg Sinus DHG, Hapacol 250mg DHG, Brufen Syrup Ibuprofen,...

Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ tiếp thu.

Lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu, và được nấu chín kỹ. Khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ tiếp thu.

Cần bổ sung nhiều vitamin A cho trẻ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm về mắt cho trẻ.

Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em như:

- Trẻ bị sốt cao liên tục từ 39°C - 40°C một số kèm theo co giật.

- Trẻ có những biểu hiện khó thở, thở gấp.

- Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, biếng ăn, không linh hoạt như mọi ngày.

- Phát ban hồng toàn cơ thể.

5. Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào là tốt nhất?

5.1 Tiêm vắc xin để phòng bệnh sởi ở trẻ em

Tiêm vacxin sởi

Tiêm vacxin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất cho trẻ. Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi sẽ tiêm mũi 1. Đến giai đoạn 18 tháng, trẻ sẽ tiêm mũi 2. Theo thời gian quy định là vậy, nếu trẻ tiêm muộn hơn cũng không ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng tốt nhất, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng đúng thời điểm để bảo vệ cơ thể cho trẻ một cách tốt nhất nhé.

Trẻ sơ sinh trước 12 tháng tuồi, sẽ không được tiêm vacxin. 

Theo BMJ, ở những trẻ này sẽ có miễn dịch thụ động từ mẹ sang con trong quá trình bú sữa hoặc nhau thai. Nhưng miễn dịch này có thể mất đi sau khi sinh hoặc ngừng cho con bú 2.5 tháng.

5.2 Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh

Vệ sinh cho trẻ bệnh sởi

Chú ý rửa tay vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ, nhớ đeo khẩu trang khi chăm sóc sởi ở trẻ nhỏ.

Vệ sinh khu vực hay vị trí mà trẻ thường hay tiếp xúc như: Tay nắm cửa, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn

Cho trẻ lên sởi cách ly với những người chưa bệnh, giúp người bệnh vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Bệnh sởi ở trẻ em sẽ xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bé lâu dài. Vì vậy, phụ huynh nên phát hiện và cho các bé bị sởi điều trị kịp thời để bệnh không chuyển biến nặng nhé.



BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903