THỜI TIẾT GIAO MÙA, VIÊM HỌNG LÀ CĂN BỆNH KHÓ TRÁNH KHỎI!

THỜI TIẾT GIAO MÙA, VIÊM HỌNG LÀ CĂN BỆNH KHÓ TRÁNH KHỎI!

Viêm họng là bệnh phổ biến thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp trong thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra những triệu chứng như ho, khó chịu và đau rát ở cổ họng, khiến cơ thể mệt mỏi. Việc nắm được những thông tin như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm họng sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi gặp phải. 

1. Viêm họng là gì?

Là hiện tượng lớp niêm mạc cổ họng bị viêm nhiễm và tổn thương do sự tác động của các yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như các loại vi khuẩn, virus, sự ô nhiễm của môi trường và hóa chất độc hại.

Viêm họng xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn là:

-  Trẻ em, trẻ sơ sinh: Thông thường ở những trẻ nhỏ, hệ miễn dịch đang còn yếu. Chính vì thế mà các tác nhân bên ngoài môi trường  sẽ rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ và gây ra chứng viêm họng.

-  Phụ nữ đang mang thai: Đối tượng này rất dễ bị viêm họng trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai nhi.

-  Người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi, người bị cảm lạnh.

Một số đối tượng khác có nguy cơ cao bị viêm họng:

-  Người mắc những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp mãn tính.

-  Người bị suy giảm hệ miễn dịch.

-  Người sống trong môi trường bị ô nhiễm.

-  Người có cơ địa dễ bị dị ứng.

-  Người luôn phải giao tiếp nhiều.

-  Nguyên nhân gây viêm họng

2. Nguyên nhân gây ra viêm họng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp chúng ta có thể chủ động hơn khi muốn chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.

Viêm họng do nhiễm khuẩn:

-  Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng. Tác nhân gây ra tình trạng này chính là virus hay một số loại vi khuẩn:

-  Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu ( đa số là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A) và do sự sinh sôi, phát triển của một số vi khuẩn ở trong khoang miệng.

-  Virus: Chủ yếu là sởi, virus cúm, virus APC, virus Adeno...

Viêm họng do dị ứng:

-  Dị ứng cũng là một trong số những tác nhân gây ra viêm họng. Khi bị dị ứng, bệnh nhân không những bị viêm họng mà còn làm khởi phát những bệnh lý đi kèm liên quan đến hô hấp khác như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng, viêm kết mạc dị ứng… Theo đó, những tác nhân gây dị ứng có thể kể đến là dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng thức ăn…

3. Những biểu hiện triệu chứng của viêm họng

Các triệu chứng của đau họng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình như:

-  Đau hoặc cảm giác ngứa trong cổ họng

-  Đau trầm trọng hơn khi nuốt hoặc nói, khó nuốt

-  Đau, sưng hạch ở cổ hoặc hàm

-  Amidan sưng, đỏ

-  Các mảng trắng hoặc mủ trên amidan

-  Giọng nói khàn hoặc nghẹt

Nhiễm trùng gây đau họng có thể dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng khác, bao gồm:

-  Sốt, ho

-  Sổ mũi, hắt xì

-  Nhức mỏi cơ thể

-  Đau đầu

-  Buồn nôn hoặc nôn mửa

3.1. Triệu chứng viêm họng cấp

Các triệu chứng thường gặp ở người bị viêm họng cấp tính bao gồm: sốt cao khoảng 38 – 39 °C, có lúc lên đến 40°C, mệt mỏi, ớn lạnh nhức đầu, kém ăn, đau mỏi toàn thân, nổi hạch góc hàm…

Ngoài ra, người bị viêm họng cấp có thể bị đau họng nhiều, nhất là khi nuốt dù là nuốt chất lỏng, đôi khi có cảm giác nhói ở tai nghe nuốt hoặc nói chuyện, ho theo từng cơn, chảy nước mũi, ngạt mũi, khàn tiếng, mất tiếng….

3.2. Triệu chứng viêm họng mạn tính

Hầu hết các triệu chứng viêm họng mạn tính thường kéo dài, bao gồm:

-  Đau họng kéo dài kèm theo các biểu hiện như ngứa cổ, khô cổ, nóng rát, nuốt vướng, dễ gặp nhất là vào sáng sớm.

-  Khó nuốt, đau cổ họng khi nuốt

-  Ho có đờm hoặc ho khan

-  Giọng nói thay đổi, khàn giọng

Viêm họng thường không nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng cách. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người chủ quan khiến cho bệnh tiến triển nặng và để lại các biến chứng không mong muốn.

Nhiều ca bệnh nhi viêm họng lâu ngày không được điều trị dứt điểm đã biến chứng thành viêm tai giữa, viêm phế quản gây ho dai dẳng, sốt cao, mệt mỏi, bỏ bú, bỏ ăn mới được gia đình đưa tới bệnh viện.

Cũng rất nhiều người trưởng thành đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã chuyển thành mạn tính do viêm họng lâu ngày không được điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, viêm họng do liên cầu còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm:

-  Viêm đường hô hấp: Viêm mũi, thanh quản, viêm VA, Amidan, viêm phổi

-  Hoại tử vùng cổ: Hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở trẻ 1-2 tuổi

-  Áp xe quanh amidan và sau thành họng

-  Viêm xoang cấp tính

-  Nhiễm độc liên cầu

4. Chăm sóc và điều trị viêm họng

4.1 Điều trị viêm họng không cần dùng kháng sinh

-  Súc miệng với nước muối ấm: súc nước muối ấm là cách làm sạch cổ họng đơn giản và sẽ giúp bạn nhanh chóng “xua tan” được cảm giác đau rát cổ họng.

-  Uống trà và mật ong: Trà và mật ong được xem như những loại “thảo dược” thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Cách điều trị này rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đã được nhiều người ở nhiều thế hệ áp dụng.

-  Uống đồ uống nóng: Nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh, cũng là cách chữa trị chứng viêm họng hữu hiệu.

-  Nghệ: Nghệ cũng dùng để chữa ho rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

-  Gừng (Nước gừng): Nước gừng ấm thường được sử dụng để làm ấm cơ thể, trong chữa viêm họng và cảm lạnh không thể không kể đến tác dụng của gừng.

<Hoặc> Sử dụng thuốc chiết xuất từ dược liệu như tinh dầu tần, tinh dầu gừng,... để hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu trên đường hô hấp.

4.2 Điều trị viêm họng bằng kháng sinh

Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do nhiễm vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.

4.3 Chăm sóc cơ thể sau khi bị viêm họng và phòng ngừa tái phát:

-  Giữ ấm cơ thể, và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa

-  Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc đồ vật ở nơi công cộng

-  Tránh dùng chung đồ ăn, nước uống và đồ dùng cá nhân

-  Tránh hút thuốc và khói thuốc: Thuốc lá sẽ chính là thủ phạm khiến bạn bị đau họng và nó càng làm cho tình trạng càng trở nên xấu hơn. Chính vì thế, khi bị viêm đau họng, việc tránh xa khói thuốc lá càng là điều rất cần thiết.

-  Tránh các nguồn gây dị ứng.

-  Không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc

-  Uống nhiều nước ấm, tránh uống nước lạnh, có đá

-  Ngừng uống rượu bia hoặc các chất có cồn.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903