HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP: NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Suy hô hấp (hội chứng suy phổi) nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thiếu oxy trầm trọng, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây ra các tổn thương ở não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

 

1. Hội chứng suy hô hấp là gì?

Hội chứng suy hô hấp cấp là hội chứng lâm sàng với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh. Tình trạng này xảy ra khi quá trình trao đổi O2 và CO2 trong phổi bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt O2 lên tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Hậu quả là, người bị suy hô hấp cấp khó thở, xanh tím, vã mồ hôi. Nếu không được cứu chữa kịp thời, suy hô hấp cấp có thể dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp

Bất kỳ tổn thương nào xảy ra ở hệ hô hấp đều có thể dẫn đến hội chứng suy phổi ở người lớn, người già và trẻ em. Các tổn thương này có thể ảnh hưởng đến đường thở hoặc phổi của người bệnh; hoặc tác động đến các cơ, dây thần kinh, xương và các mô hỗ trợ hô hấp của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này gồm nguyên nhân ở phổi và nguyên nhân ngoài phổi.

2.1. Nguyên nhân ở phổi

  • Các bệnh phổi nhiễm trùng như viêm phế quản, xơ phổi, lao phổi, viêm phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tắc nghẽn phế quản,…
  • Phù phổi cấp do tim.

2.2. Nguyên nhân ngoài phổi

  • Tắc nghẽn thanh – khí quản do u thanh quản, u thực quản vùng cổ, u khí quản; do việc nhiễm trùng ở thanh quản, mắc kẹt thức ăn hoặc các dị vật gây tắc thanh quản,…
  • Tràn dịch màng phổi, lượng dịch tăng nhanh làm tăng nguy cơ gây hội chứng/bệnh suy hô hấp cấp.
  • Các chấn thương ở lồng ngực gây gãy xương sườn, tổn thương màng phổi và phổi.
  • Tổn thương hệ thần kinh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não làm tổn thương đến hoạt động của hệ hô hấp.

3. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh

Triệu chứng ban đầu khi mắc hội chứng suy hô hấp cấp là khó thở hoặc thở nhanh. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển trầm trọng và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng suy hô hấp cấp khác nhau:

Nguyên nhân gây bệnh do thiếu O2, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, lên xuống cầu thang…
  • Khó thở, luôn có cảm giác thiếu không khí để hít thở;
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ;
  • Ngón tay, ngón chân và môi xanh xao, nhợt nhạt.

Nguyên nhân gây bệnh do nồng độ CO2 trong máu tăng cao, người bệnh có thể gặp những triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ, thị lực giảm sút;
  • Đau đầu, lú lẫn;
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh.

Trong một số trường hợp suy hô hấp cấp, người bệnh có thể gặp những triệu chứng do thiếu O2 và dư thừa CO2 trong cùng một thời điểm.

4. Các giai đoạn phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp

  • Giai đoạn 1: 
    • Khó thở: Khó thở khi gắng sức, lồng ngực di động được khi người bệnh nằm
    • Tần số thở lần/phút: 25-30 khi gắng sức
    • Tím:  Khi gắng sức
    • Mạch lần/ phút: 90 – 100
    • Huyết áp: Bình thường
    • Rối loạn ý thức: Không
  •  Giai đoạn 2: 
    •  Khó thở: Khó thở liên tục, lồng ngực di động khó khăn
    • Tần số thở lần/phút: 25-30
    •  Tím: Môi, đầu chi
    • Mạch lần/ phút: 100 – 110
    • Huyết áp: Bình thường
    • Rối loạn ý thức:  Không
  • Giai đoạn 3: 
    •  Khó thở: Khó thở liên tục, cơ hô hấp còn hoạt động mạnh nhưng lồng ngực không di động
    • Tần số thở lần/phút: 30-40
    • Tím: Mặt, mô, đầu chi 
    • Mạch lần/ phút: 110 – 120
    • Huyết áp: Cao
    • Rối loạn ý thức: Vật vã
  • Giai đoạn 4: 
    •  Khó thở:Khó thở liên tục, rối loạn hô hấp, các cơ hô hấp hoạt động yếu
    • Tần số thở lần/phút: >40 - <10
    •  Tím: Toàn thân
    • Mạch lần/ phút:  >120
    • Huyết áp: Cao hay hạ
    • Rối loạn ý thức: Lơ mơ, hôn mê

5. Làm thế nào để phòng ngừa hội chứng suy hô hấp?

Tuy không thể phòng ngừa tất cả nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp, nhưng để phòng ngừa viêm phổi và một số căn bệnh liên quan đến đường thở khác, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau:

    • Bỏ hút thuốc lá không chỉ bảo vệ hệ hô hấp của bản thân mà còn cho gia đình và những người xung quanh;
    • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường chức năng phổi;
    • Thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kiểm soát cân nặng, cân bằng cảm xúc;
    • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc các bệnh lý khác.
    • Tiêm vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn, vi khuẩn Hib và biến chứng viêm phổi do cúm – đây là những nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng suy hô hấp.
    • Hãy đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp. Thông qua thăm khám, chẩn đoán và các phương pháp cận lâm sàng xác định tình trạng và mức độ bệnh: Tuân thủ đúng phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc các bệnh lý khác.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903