Rụng tóc nhiều: Có phải là bệnh lý không?

Rụng tóc nhiều: Có phải là bệnh lý không?

Rụng tóc là tình trạng sinh lý bình thường và rụng tóc bjênh lý xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc hàng ngày. Nhiều trường hợp rụng tóc nhiều là do tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến hói đầu. 

1. Ai là đối tượng dễ bị rụng tóc?

Rụng tóc có thể chỉ ảnh hưởng đến phần da đầu hoặc toàn bộ cơ thể (rụng lông). Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều thường là do di truyền, thay đổi nội tiết tố, bệnh lý hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc. Bất cứ ai cũng có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên rụng tóc nam thường hay gặp hơn so với rụng tóc nữ.

Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao bị rụng tóc, bao gồm:

  •  Trong gia đình có người bị hói đầu, có thể là họ hàng bên bố hoặc mẹ;
  •  Tuổi tác cao;
  •  Giảm cân nhanh;
  •  Mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và lupus da;
  •  Gặp nhiều căng thẳng.

Nhiều trường hợp rụng tóc nhiều quá mức do yếu tố tuổi tác, dẫn đến hói đầu. Di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này.

Một số người thích để cho hiện tượng rụng tóc của họ diễn ra tự nhiên, không điều trị và cũng không tìm cách che giấu chúng. Những người khác có thể che đi phần đầu hói bằng tóc giả, vật trang trí, mũ hoặc khăn quàng cổ. Tuy nhiên, rất nhiều người khác chọn một trong những phương pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc và phục hồi sự phát triển của tóc.

Trước quyết định điều trị rụng tóc, hãy thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc và các lựa chọn điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc

Một người bình thường mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, song điều này thường không gây ảnh hưởng đáng kể bởi vì tóc mới sẽ mọc lên song song. Như vậy, rụng tóc xảy ra khi chu kỳ mọc tóc này bị gián đoạn hoặc khi nang lông bị phá hủy và thay thế bằng mô sẹo, khiến cho lượng tóc rụng nhiều hơn lượng tóc mọc hàng ngày.

Rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

  •  Tiền sử gia đình (di truyền): Nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc nam là di truyền, gây ra hói đầu. Đôi khi nguyên nhân này cũng gặp ở một số trường hợp rụng tóc nữ. Tình trạng này thường xảy ra song song với lão hóa và gần như có thể dự đoán được hình thái của tóc qua thời gian (xuất hiện các đốm hói đối với rụng tóc nam và tóc mỏng dần đối với rụng tóc nữ);
  •  Thay đổi nội tiết tố và bệnh lý: Một loạt các rối loạn liên quan đến hormone có thể gây rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, bao gồm thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, sinh nở, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Những nguyên nhân từ bệnh lý bao gồm bệnh rụng tóc từng vùng (alopecia areata), nhiễm trùng da đầu như khi nhiễm giun đũa và một hội chứng gọi là “nghiện giật tóc” (trichotillomania);
  •  Thuốc và chất bổ sung: Rụng tóc có thể gây ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, thuốc dùng trong bệnh tim, huyết áp cao và thuốc trị gout;
  •  Xạ trị lên phần đầu: Tóc có nguy cơ không thể mọc lại như trước;
  •  Căng thẳng: Nhiều người gặp tình trạng tóc rụng nhiều sau khi nhận một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần. Loại này chỉ xuất hiện tạm thời;
  •  Một số kiểu tóc và phương pháp điều trị: Những kiểu “làm tóc” lạ hoặc thắt tóc quá chặt, chẳng hạn như thắt bím tóc hoặc thắt tóc kiểu cornbow (tóc dính sát da đầu kiểu hình hạt bắp) có thể là nguyên nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, việc áp dụng những phương pháp điều trị trên tóc (như dùng dầu nóng) tiến hành lâu dài có thể gây viêm nang lông, dẫn đến rụng tóc. Nếu để xảy ra sẹo, có thể rụng tóc vĩnh viễn.

Bên cạnh những nguyên nhân gây rụng tóc do sự mất cân bằng yếu tố nội tiết nam hay nữ, căng thẳng, stress, yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, lạm dụng các hóa chất làm đẹp...Thì rụng tóc có thể do các nguyên nhân bệnh lý sau:

Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp gây ra tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh suy giáp gây giảm lượng hormone, tuyến giáp hoạt động kém; Hoặc bệnh cường giáp cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, tuyến giáp hoạt động quá mức.

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh lý tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.

Bệnh lý viêm nhiễm da đầu

Các loại nấm tóc ký sinh trên các tế bào chết của tóc và chúng dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng.... khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh nấm tóc, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn và có thể dẫn đến hói đầu.

Rối loạn hệ thống miễn dịch ( bệnh lý tự miễn)

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể có thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập, dẫn đến cơ thể hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó đặc biệt là tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn bình thường.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang gây ra mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.

Thiếu máu, thiếu chất

Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều dưỡng chất để có một mái tóc chắc khỏe trong khi đó ở nữ giới lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt... do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hoặc bữa ăn không đủ chất. Khi hàm lượng dinh dưỡng không đầy đủ, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.

3. Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ?

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi bạn về những sản phẩm chăm sóc tóc thường dùng, thói quen tạo kiểu tóc, chế độ ăn uống hàng ngày, thuốc hoặc thực phẩm thường dùng cũng như tiền sử bệnh gia đình để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc.

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tóc rụng nhiều ở nữ có thể bao gồm:

  •  Nhẹ nhàng kéo tóc để xem có bao nhiêu sợi tóc rụng ra
  •  Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ vitamin và khoáng chất (như vitamin D, vitamin B, kẽm và sắt) và mức độ hormone (bao gồm hormone tuyến giáp và hormone giới tính).
  •  Kiểm tra da đầu dưới kính hiển vi
  •  Sinh thiết da đầu để kiểm tra.

 



BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903