Viêm Tay Giữa Ở Người Lớn

CHỚ CHỦ QUAN VÌ NGƯỜI LỚN CŨNG CÓ NGUY CƠ MẮC VIÊM TAI GIỮA 

1. Viêm tai giữa ở người lớn là như thế nào?

Tai được chia thành 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Viêm tai giữa là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, thuộc nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh thường gây đau đớn vì tình trạng viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Viêm tai giữa gồm 2 dạng là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. 

Viêm tai giữa ở người lớn thường ít nguy hiểm hơn so với viêm tay giữa ở trẻ em, vì thế mà ít người quan tâm và chủ động phòng ngừa, điều trị. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tai, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và chuyển biến nặng cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm khi viêm sâu trong tai làm viêm tai xương chũm, mất thính lực hoặc viêm lan đến các mô vùng não gây áp xe, liệt mặt,....

1.1 Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa, phổ biến như:

  • Biến chứng từ các bệnh lý đường hô hấp trên: Do có lối thông trực tiếp nên viêm tai giữa dễ biến chứng từ các bệnh như viêm mũi, viêm họng, u xơ vùng vòm mũi họng, u nang bẩm sinh,... 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên nặng, tình trạng dị ứng và rối loạn chức năng hô hấp,...
  • Viêm tai giữa dễ gặp hơn ở những người tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất khiến niêm mạc hô hấp trở nên nhạy cảm.
  • Một số ít trường hợp viêm tai giữa do vệ sinh tai không tốt, sử dụng dụng cụ vệ sinh tai làm tổn thương niêm mạc tai trong và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tấn công.
  • Nguyên nhân do thay đổi áp lực đột ngột như khi lặn sâu hoặc khi đi máy bay.
  • Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn khá dễ nhận biết, chỉ cần phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi mà không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1.2 Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn thường gặp

Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức trong tai thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, khả năng học tập và làm việc. 
  • Viêm tai giữa còn gây đau đầu kéo dài, cơn đau diễn ra ngay cả khi nghỉ ngơi, có thể khiến người bệnh mất ngủ và gây mệt mỏi kéo dài cho cơ thể.
  • Cơ thể sốt nhẹ đến sốt vừa, sức khỏe suy giảm, thường xuyên mệt mỏi, mất nước.
  • Thường xuyên cảm thấy ù tai, có dịch trong tai, nghe không rõ.
  • Có thể bị chảy dịch từ tai.

2. Biến chứng của viêm tai giữa

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe về sau:

  • Viêm tai giữa mạn
  • Viêm xương chũm cấp
  • Khả năng nghe suy giảm
  • Viêm màng não
  • Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.

3. Cách điều trị viêm tai giữa người lớn

Bệnh viêm tai giữa người lớn thường được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh nhân mắc viêm tai giữa ở giai đoạn nào để đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

  • Bệnh nhân viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt và kết hợp điều trị mũi - họng.
  • Khi viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân thực hiện trích rạch màng nhĩ và sử dụng đồng thời với các loại thuốc điều trị toàn thân như ở giai đoạn sung huyết.
  • Khi viêm tai giữa đi qua 2 giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, chảy ra ngoài. Lúc này, màng nhĩ bị thủng và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

3.1 Một số loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn

3.1.1 Thuốc điều trị tại chỗ

Thuốc nhỏ mũi có tác dụng chống sung huyết, chống viêm, giảm phù nề, co mạch,.. để giảm tắc nghẽn, làm thông thoáng cho tai giữa và vùng mũi họng. Các thuốc thường sử dụng gồm sunfarin, collydexa, otrivin, naphazolin,...

Thuốc nhỏ tai khi viêm tai giữa không bị thủng màng nhĩ chứa kháng sinh hoặc chất chống viêm như effexin, rifamycin, polydexa, otipax,...

3.1.2 Thuốc điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm: nhóm macrolid, nhóm quinolon, beta-lactam,...
  • Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (từ 7 - 10 ngày) hoặc thuốc chống viêm giảm phù nề, thuốc kháng viêm non-steroid,...
  • Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, phổ biến nhất là paracetamol.

3.1.3 Cách chăm sóc cho người viêm tai giữa tại nhà

Cách điều trị và chăm sóc tại nhà khi bị viêm tai giữa cho người lớn vừa đơn giản và lại để thực hiện dưới đây có thể sẽ khiến bạn bất ngờ:

- Sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt chườm vào vùng tai bị viêm từ 5 - 10 phút, nó có tác dụng giảm đau đáng kinh ngạc đấy. 

- Nếu vùng tai của bạn có dấu hiệu sưng đỏ, hãy sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá.

- Keo bạc (colloidal silver) là một chất kháng sinh tự nhiên, có thể sử dụng để vệ sinh vùng tai.

- Sử dụng khăn sạch và khô đặt lên giường hoặc bàn, áp tai bị viêm lên đó, chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.

- Chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức hay đầu óc căng thẳng, stress.

- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai khi có chỉ định của bác sĩ.

- Không tự ý bôi thuốc hay đắp thuốc, tránh tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

- Không nên dùng tăm bông hay vật cứng để ngoáy tai hay lấy mủ ra ngoài, tránh làm tổn thương tai.

- Không nên tắm bằng nước lạnh hay tắm quá muộn.

- Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

- Che chắn và mang khẩu trang khi đi ra ngoài.

- Tránh xa môi trường khói bụi, thuốc lá và chất độc hại.

4. Phòng viêm tai giữa hiệu quả

_ Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai

– Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi)

– Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm tránh để tình trạng trở nặng hơn

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903