Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết, Phòng Tránh Và Cách Điều Trị

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện âm ỉ cả năm, nhưng khoảng thời gian bùng dịch mạnh mẽ nhất là vào tháng 8 - 9 hàng năm.Triệu chứng bệnh tay chân miệng phân biệt rõ nhất đó chính là khi xuất hiện những nốt mụn nước. Bệnh sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm đến hệ thần kinh của trẻ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng chothuoctot.vn tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

1. Nguyên nhân  bệnh tay chân miệng là gì

Theo NCBI, hiện nay bệnh tay chân miệng được xác định chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Nhưng Coxsackie A16 lại gây ra rất ít những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh của trẻ. Còn virus Enterovirus typ 71 (EV71) thì ngược lại, các biến chứng như viêm não, viêm cơ tiêm, viêm phổi và nguy hiểm hơn là tử vong. Đa số đều do loại virus này gây nên.

2. Dấu hiệu tay chân miệng thường gặp

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh rất dễ gặp ở trẻ. Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng, biếng ăn, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Tùy vào giai đoạn mà trẻ có những biểu hiện nhận biết khác nhau.

-Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3 - 6 ngày

-Giai đoạn khởi phát: Bắt đầu sốt nhẹ, hoặc sốt cao

Một số trẻ có biểu hiện đau họng, đau miệng và răng, biếng ăn và tiêu chảy.

-Giai đoạn toàn phát (sau 1 -2 ngày khởi phát). Lúc này trẻ có những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh.

Lòng bàn tay, bàn chân, mông bắt đầu xuất hiện các bóng nước. Các bóng nước này sẽ lồi hoặc ẩn tùy the cơ địa của trẻ. Chúng có màu xám, hình bầu dục, khi sờ không thấy đau, ngứa.

Loét miệng: Thường xuất hiện nhiều ở khu vực niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ. Những bóng nước trong khoang miệng này rất dễ vỡ. Khi vỡ chúng tạo thành những vết loét, rất đau. Khiến cho việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn, quấy khóc nhiều hơn.

-Giai đoạn nặng: Rối loạn tri giác, co giật và mê sảng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh của trẻ.

Ngoài những biểu hiện trên, thì một số trẻ còn xuất hiện thêm hồng ban xen kẽ với các bóng nước. Một số bé thì chỉ bị loét miệng. Nhưng chỉ cần có 1 trong số những biểu hiện trên thì phụ huynh nên chú ý và theo dõi con trẻ thật kỹ, để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với những trẻ mắc bệnh nhẹ, thì phụ huynh hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà, từ 7 - 10 ngày là trẻ có thể phục hồi hoàn toàn. Nhưng bố mẹ vẫn phải chú ý đến những dấu hiệu tay chân miệng khi nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh, để xử lý kịp thời, đề phòng bệnh chuyển biến xấu nhé.

Nếu thấy trẻ sốt cao trên 39 độ C và sốt kéo dài hơn 48 tiếng kèm với các biểu hiện ói, khó thở, co giật, mê sảng, da nổi vằn,.... thì phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Trẻ sau khi nhiễm tay chân miệng thì vẫn có thể bị nhiễm lại. Tuy nhiên những lần nhiễm sau sẽ do những chủng virs khác trước gây nên. 

Những trẻ đã từng mắc bệnh, ba mẹ không vì thế mà chủ quan khi trẻ có dấu hiệu nhiễm lại nhé.

3. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan rất nhanh. Vậy trẻ bị tay chân miệng lây qua đường nào?. Theo CDC, virus có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, nước bọt, dịch nhầy từ mũi hay phân của người bệnh.

Những người bị nhiễm bệnh mức độ lây lan nhanh nhất là trong 1 tuần đầu, vì đây là thời gian ủ bệnh. Nhưng thời gian lây nhiễm lại kéo dài đến vài tuần. Vì trong nước bọt, dịch mũi hay phân vẫn còn tồn đọng rất nhiều virus.

Một số con đường cụ thể mà trẻ có thể nhiễm bệnh:

Do trẻ tiếp xúc, sinh hoạt trực tiếp chung với người bệnh.

Trẻ tiếp xúc vs nước bọt, dịch mũi của người bệnh trong quá trình nói chuyện, ăn uống.

Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt tay chân miệng, phân của người bệnh.

Trẻ chơi chung đồ chơi, vật dụng với những trẻ đang nhiễm bệnh.

Trẻ bị nhiễm bệnh do người chăm trẻ không vệ sinh cẩn thận khi chăm sóc giữa các trẻ với nhau.

4. Các biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em tương đối dễ điều trị nếu thời gian phát hiện sớm. Những trẻ nhiễm bệnh mức độ nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Sau 7 - 10 ngày thì bình phục hoàn toàn. Vậy bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?. Tất nhiên là có, nếu như phát hiện trễ. 

Theo CDC, tê liệt, bại liệt, viêm não, tổn thương hệ thần kinh là những biến chứng nặng nề nhất của bệnh. Những trẻ bị biến chứng về não, thường sẽ xuất hiện biểu hiện như: Quấy khóc nhiều, co giật, mê sảng, méo miệng,... Trẻ khi xuất hiện những dấu hiệu này, có thể sẽ tử vong trong vài giờ nếu điều trị không đúng cách và không kịp thời.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân bị tay chân miệng, vì nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các vết bọng nước có thể bội nhiễm tại những vị trí mụn nước trên da.

5. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh lây lan hiệu quả

5.1. ĐIều trị và dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Vẫn chưa có vaccine nào để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Cách điều trị hiệu quả nhất hiện tại, chính là điều trị theo triệu chứng của trẻ. Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ khi trẻ xuất hiện những vấn đề trên. Lưu ý cho trẻ uống nhiều nước. Tham khảo ý kiến của bác sĩ, và điều trị tại nhà cho bé theo chỉ dẫn, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay các loại thuốc bôi tay chân miệng không rõ nguồn gốc, các dung dịch lạ vào những nốt mụn nước của trẻ. Sẽ rất nguy hiểm và có thể làm cho trẻ bị nặng hơn. Nên dùng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ có dấu hiệu loét miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?. Phụ huynh nên cho bé ăn đầy đủ các dưỡng chất và đa dạng cách chế biến để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Hạn chế tối đa dùng những gia vị như tiêu, ớt, hành để nấu ăn cho bé. Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây giàu vitamin C. Giúp trẻ tăng đề kháng và hồi phục nhanh chóng. Đặc biệt khi trẻ bị tổn thương phổi, sẽ rút ngắn thời gian hồi phục hơn theo PubMed.

Đối với những trẻ bị bệnh, khi cho trẻ ăn ,phụ huynh nên chú ý không cho trẻ ăn quá nóng. Vì miệng các bé đang bị loét, sẽ rất đau. Khuyến khích phụ huynh cho trẻ ăn thức ăn loãng, xay nhuyễn để trẻ dễ nhai, dễ tiêu hóa. Hạn chế tối đa tổn thương niêm mạc của trẻ.

5.2. Một số sai lầm cần tránh trong cách điều trị cho bé

Rất nhiều phụ huynh lo sợ khi thấy mụn nước của trẻ nổi lên trên da. Nhưng đây lại là biểu hiện tốt hơn và nhẹ hơn so với những bé mụn nước nổi ẩn dưới da. Không nên sử dụng kháng sinh với những trẻ có biểu hiện nhẹ. Sử dụng kháng sinh một cách hợp lý theo chỉ dẫn điều trị của Bác sĩ. Không được tự ý sử dụng, vì kháng sinh có thể sẽ gây nên tác dụng phụ. Ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể trẻ và làm trẻ bệnh nặng hơn.

Nhiều ba mẹ, không chịu vệ sinh cho bé, vì sợ ảnh hưởng đến những mụn nước. Đây là điều vô cùng sai lầm Vệ sinh không sạch sẽ sẽ khiến bé bị bội nhiễm, nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, nên lau người cho trẻ bằng nước ấm, kín gió. Sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn và mau hết bệnh hơn.

5.3.Tay chân miệng lây qua đường nào và cách phòng ngừa

Khoảng thời gian dịch tay chân miệng dễ bùng phát nhất là vào tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Phụ huynh nên chú ý trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này.

Nhưng hiện tại, vẫn chưa có vaccine tiêm phòng hay thuốc trị tay chân miệng, nên chủ động phòng bệnh bằng những cách sau đây:

Luôn rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn, trước khi chế biến thực phẩm, ăn uống và sau khi đi vệ sinh.

Làm sạch các vật dụng trẻ nhỏ thường tiếp xúc: Đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa,... bằng dung dịch sát khuẩn. 

Hạn chế sử dụng chung đồ như khăn tắm, bàn chải đánh răng,... để giảm thiểu khả năng lây nhiễm từ người lớn sang trẻ nhỏ và ngược lại.

Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc gần với các bạn nhỏ khác nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh.

Che miệng và mũi khi hắt xì, sau đó phải rửa tay liền bằng xà phòng sát khuẩn. 

Tránh để các dụng cụ sinh hoạt cá nhân bừa bộn, làm mầm bệnh lan ra môi trường chung.

Vệ sinh nhà cửa, sân vườn và sát khuẩn định kỳ hàng tuần để đẩy lùi mầm bệnh.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu hoặc đã mắc bệnh tay chân miệng thì tạm thời cho trẻ nghỉ học.

Chothuoctot.vn hy vọng sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích. Giúp các bậc phụ huynh phát hiện và xử lý kịp thời khi con trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng. Triệu chứng bệnh tay chân miệng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, vì vậy phụ huynh không được chủ quan, dẫn tới trẻ phát bệnh nặng sẽ rất khó điều trị, có thể sẽ tử vong nếu phát hiện quá muộn.



BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903