Bệnh Sởi Lây Qua Đường Nào Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả Nhất

Mỗi năm có khoảng 2,6 triệu ca tử vong do nhiễm bệnh sởi, khi chưa có vaccine. Đến nay bệnh sởi vẫn còn là 1 trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ em dưới 5 tuổi. Vậy bệnh sởi lây qua đường nào và có thực sự nguy hiểm như vậy không?. Cùng chothuoctot.vn tìm hiểu ngay nhé!

1. Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Thường gặp với những triệu chứng sau: sốt, ho, chảy mũi, kèm theo mắt sưng đỏ. Ngày nay, số ca tử vong do bệnh đã giảm. Nhưng những biến chứng nặng nề do bệnh thì vẫn còn như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não sau sởi, tiêu chảy,... Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị và thường khỏi sau 7-10 ngày. Và số người bị tái nhiễm với sởi lần 2 là rất ít. Hầu như những bệnh nhân đã mắc bệnh sởi thì sẽ được miễn dịch với bệnh này.

2. Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi lây qua đường nào

Bệnh sởi có lây không? Virus sởi rất dễ lây lan, đặc biệt là có rất nhiều trong dịch mũi và cổ họng của người bệnh. Bệnh sởi dễ lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt xì, khạc đờm,... Những người khác không may đứng gần đó cũng sẽ rất dễ dàng nhiễm bệnh. Nếu hít phải không khí có chứa virus. Vậy Virus sởi sống bao lâu? Virus bệnh sởi có thể sống đến 2 giờ ngoài không gian. Sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Người bệnh chưa phát hiện triệu chứng. Hoặc đang trong thời gian ủ bệnh cũng vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Trẻ em mắc sởi chủ yếu ở những môi trường đông người như: khu vui chơi, công viên, nhà trẻ,...

Virus sởi là một loại virus cực kỳ dễ lây lan. Thường sống trong chất nhầy dịch mũi và cổ họng của người nhiễm bệnh. Bệnh sởi lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh. Hoặc khi bệnh nhân ho, hắt hơi,... Ngoài ra, virus sởi có thể sống tới 2 giờ trong không gian nơi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. 

Virus sởi dễ lây lan đến nỗi, có đến 90% người không được miễn dịch sẽ nhiễm bệnh. Nếu đứng gần người đang nhiễm sởi. Vậy bạn đã biết bệnh sởi lây qua đường nào rồi chứ? 

3. Có bị nhiễm sởi lại lần 2 không?

Nếu ai đã từng mắc bệnh sởi, thì khả năng cao sẽ không bị lại lần 2. Do cơ thể đã miễn dịch chống lại virus mang bệnh này.

Vậy những người chưa nhiễm sởi có bị lây không?. Câu trả lời là có, cách tốt nhất nên chủ động tiêm phòng để tránh nhiễm bệnh.

4. Những đối tượng nào dễ mắc sởi?

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh sởi

Những đối tượng có nguy cơ mắc sởi cao chính là trẻ em. Thông thường trẻ em được miễn dịch khoảng vài tháng sau sinh. Nếu mẹ có tiêm vaccine sởi trước khi mang thai 3 tháng. 

Thanh niên chưa bị nhiễm sởi và cũng chưa tiêm vaccine lần nào. Chính vì vậy, những đối tượng trên cần được hỗ trợ. Và nhắc nhở về việc tiêm phòng bệnh sởi nguy hiểm. Và

5. Biểu hiện và triệu chứng của sởi

Sau 7-14 ngày nhiễm bệnh, những triệu chứng bệnh sởi sẽ xuất hiện rõ rệt hơn.

Những triệu chứng sởi đầu tiên, dễ nhận biết nhất đó chính là sốt, sổ mũi, ho, đau mắt. Khoang miệng sẽ xuất hiện các đốm trắng nhỏ sau 2-3 ngày từ khi các triệu chứng bắt đầu.

Khoảng 3-5 ngày thì cơ thể sẽ phát ban sởi, ban có màu đỏ phẳng, mịn. Cần phân biệt sốt phát ban và sởi do biểu hiện của chúng khá giống nhau. Ban sởi mọc theo thứ tự từ trên xuống và lan dần ra các bộ phận khác như tay, chân. Khi những đốm sởi lan ra và gặp nhau. Thì chúng có thể kết hợp với nhau lan đến phần còn lại của cơ thể. Đây là những biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em.

6. Biến chứng bệnh sởi

Bệnh sởi nguy hiểm bởi những biến chứng. Nhóm trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị biến chứng cao hơn bình thường.

6.1. Những biến chứng thường gặp

Biến chứng về đường tiêu hóa:

+ Viêm niêm mạc miệng: Biến chứng này thường hết cùng với ban sởi.

+ Viêm ruột: Thường là do bội nhiễm các loại vi khuẩn như shigella và E. coli gây tiêu chảy. Theo PubMed, trường hợp viêm ruột thường xuất hiện ở trẻ từ 6-24 tháng tuổi

Biến chứng nguy hiểm tai mũi họng và mắt:

+ Viêm mũi họng bội nhiễm

+Viêm tai xương chũm

+Viêm loét giác mạc

6.2. Biến chứng nặng

Ngoài những biến chứng thường gặp trên. Thì viêm thanh quản, phế quản phổi là những biến chứng nặng nề hơn. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ. Cứ 20 trẻ thì sẽ có 1 trẻ tử vong do viêm phổi.

Biến chứng viêm não cũng là 1 trong những biến chứng nguy hiểm. Viêm não khiến trẻ bị co giật, ảnh hưởng thính giác. Và có thể bị thiểu năng trí tuệ.

Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai bị nhiễm bệnh sởi có thể bị sinh non hoặc nguy hiểm hơn là sảy thai.

6.3. Biến chứng lâu dài

Viêm màng não bán cấp thường rất hiếm gặp nhưng thông thường sẽ gây tử vong. Bệnh sẽ phát triển từ 7-10 năm sau khi đã từng mắc bệnh sởi, mặc dù người này đã khỏi bệnh hoàn toàn.

7. Các phòng bệnh sởi đơn giản, hiệu quả

7.1.Tiêm vắc xin

Là cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất và luôn vận động mọi người tham gia, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cho trẻ tiêm đủ mũi và đúng thời gian quy định để miễn dịch được đảm bảo một cách tốt nhất. Trẻ được 9-11 tháng tuổi sẽ được mũi sởi thứ 1. Khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm mũi 2.

7.2. Vệ sinh cá nhân và làm sạch môi trường sống

Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn trước khi ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh.

Vệ sinh vùng khoang mũi, hầu họng của trẻ bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đây là nơi virus dễ xâm nhập nhất.

Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh hoặc khu vực có người bệnh.

Môi trường sống không sạch sẽ, ẩm thấp. Là một trong những điều kiện thuận lợi để virus sởi và những loại virus gây bệnh khác hình thành. Vì vậy hãy luôn vệ sinh sạch sẽ không gian sống. Đây là cách để bạn chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

7.3. Tăng cường sức đề kháng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Vậy bị sởi làm gì cho nhanh khỏi?. Cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ. Giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh. Nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua để bổ sung acid lactic. Theo NCBI acid lactic chứa những lợi khuẩn. Giúp ích cho hệ tiêu hóa và hình thành miễn dịch. Giúp bé khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

7.4. Tập thể dục thường xuyên

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, khó bị virus xâm nhập hơn.

7.5. Dùng sản phẩm vệ sinh da phù hợp

Đối với trẻ nhỏ, làn da cũng rất nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Vì thế phụ huynh cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm rửa tay, sát khuẩn lên da của bé nhé!. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để hạn chế tổn thương cho bé.

Bệnh sởi khá nguy hiểm nếu biến chứng xuất hiện. Hy vọng bài vết sẽ bổ sung cho bạn thêm những kiến thức về bệnh sởi. Đặc biệt là bệnh sởi lây qua đường nào. Từ đó giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh sởi. Để nhận biết và có cách phòng tránh thật hiệu quả.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903