Bị Sởi làm Gì Cho Nhanh Khỏi Và Chăm Sóc Điều Trị Bệnh Sởi Tại Nhà

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi có người thân nhiễm bệnh sởi, trong đó bị sởi làm gì cho nhanh khỏi được nhiều người quan tâm nhất. Hôm nay, chothuoctot.vn sẽ cùng các bạn giải đáp về bệnh sởi và cách điều trị để bệnh nhanh khỏi nhé!.

Khái niệm bệnh sởi như thế nào?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus rubella. Bệnh sởi có tỷ lệ lây nhiễm rất cao ở người đặc biệt là trẻ em. Nhưng nếu tiêm ngừa vacxin đầy đủ, thì vẫn có thể phòng ngừa được. Nhưng ở một số trường hợp như trẻ sơ sinh dưới 9 tháng, phụ nữ có thai hay những người mắc các bệnh về suy yếu hệ thống miễn dịch, thì sẽ không tiêm phòng vacxin sởi được. Vậy bị sởi làm gì cho nhanh khỏi, nếu không may bị nhiễm. 

Theo CDC bệnh sởi rất dễ lây truyền trong không khí. Tỷ lệ người nhiễm bệnh có thể lên đến 9/10 người nếu không được bảo vệ trước người bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh sởi

Bệnh sởi ban đầu sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây, phụ huynh nên chú ý để phát hiện trẻ có những biểu hiện sởi một cách sớm nhất nhé.

Bệnh nhân chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi kèm với hắt hơi.

Chảy nước mắt, đau mắt kèm với mí mắt bị sưng.

Sốt cao từ 39-40 oC, cơ thể mệt mỏi.

Đau cơ, khớp.

Bị sởi làm gì cho nhanh khỏi và cách điều trị chăm sóc tại nhà

Hiện nay , bệnh sởi vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Đa số bệnh nhân không có triệu chứng nguy hiểm. Sẽ được cho điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi sẽ biến mất sau 7 - 10 ngày.

Điều trị bệnh sởi theo triệu chứng:

Hỗ trợ điều trị sốt và giảm đau

Bị sởi uống thuốc gì?. Thông thường Paracetamol và  ibuprofen sẽ được dùng để giúp bệnh nhân hạ sốt và giảm đau. Trong đó, đối với trẻ nhỏ thì sẽ dùng Paracetamol dạng lỏng. Hạn chế tối đa việc dùng aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Cách tốt nhất và an toàn nhất là cần phải tham khảo ý kiến của Bác sĩ. Để được tư vấn bệnh sởi và cách sử dụng thuốc phù hợp nhất.

Uống nhiều nước

Sốt thường sẽ khiến cơ thể mất nước, khô khan. Chính vì vậy, việc bổ sung nước sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ mất nước. Đồng thời giảm sự khó chịu ở cổ họng do ho khan gây ra.

Giúp người bệnh giảm đau mắt do sởi

Những bệnh nhân gặp vấn đề về mắt do sởi gây ra, thì nên dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm nước. Nhẹ nhàng vệ sinh gỉ mắt, tránh làm bệnh nhân đau thêm. Sau khi vệ sinh xong, dùng khăn ấm đắp lên mắt ở vị trí sưng. Và cho bệnh nhân nghỉ ngơi chỗ khuất sáng.

Cách chữa bệnh sởi có triệu chứng giống cúm

Chữa bệnh sởi có triệu chứng cảm cúm

Tạo độ ẩm không khí: Dùng khăn nhúng nước sau đó vắt cho hơi ráo. Rồi đem khăn để ở trước quạt. Khăn ẩm sẽ giúp cho độ ẩm trong phòng luôn ổn định, tạo sự dễ chịu.

Dùng mật ong pha với nước ấm: Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, khan cổ, ngứa cổ. Thì dùng dùng nước ấm, pha thêm chút chanh hay mật ong cho bệnh nhân uống. Sẽ giảm rõ các triệu chứng khó chịu.

Tuyệt đối không dùng mật ong trẻ em dưới 12 tháng tuổi nhé!.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên: Dùng nước muối sinh lý (Nacl 0.9%) để sục rửa mũi họng cho bệnh nhân. Giúp mũi họng thông thoáng, dễ chịu.

Đối với những biến chứng nguy hiểm

Bạn nên theo dõi và chú ý thật kỹ, để kịp thời điều trị nhé.

Những dấu hiệu nguy hiểm đó có thể là:

Đau ngực, khó thở, tím tái.

Sốt cao co giật, xỉu.

Ho ra máu.

Hay nhầm lẫn.

Khi phát hiện bệnh nhân có một trong số những biểu hiện trên, cần đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.

Bệnh nhân sởi cần kiêng gì trong khi điều trị.

Không cho người bệnh tiếp xúc quá lâu với ánh sáng: Những bệnh nhân sởi sẽ gặp một số vấn đề về mắt. Chính vì vậy không cho người bệnh tiếp xúc quá lâu với ánh sáng, vì ánh sáng sẽ làm mắt họ bị tổn thương nhiều hơn. 

Bệnh sởi không tiếp xúc với ánh sáng

Không nên ăn các loại thực phẩm: Giàu protein như thị bò, thịt gà, thịt dê và các loại hải sản. Vì dễ dẫn đến dị ứng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và rắc rối. Vậy bị sởi làm gì cho nhanh khỏi đã được giải đáp rồi nhé.

Bệnh sởi không ăn thực phẩm giàu protein

Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Trẻ bị sởi phải làm sao?. Đầu tiên cách ly trẻ với các thành viên khác, người chăm trẻ bệnh phải chú ý vệ sinh đầy đủ, đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm trẻ.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ bị sởi với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng hạn chế hải sản, thịt bò, thị dê,... Giúp trẻ lên sởi mau lấy lại sức và phục hồi nhanh chóng.

Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là khi trẻ sốt. Đặc biệt những loại nước ép chứa nhiều vitamin A, C. Theo PubMed, Vitamin C giúp trẻ tăng cường đề kháng, bảo vệ miễn dịch và bảo vệ tổn thương mắt.

Lưu ý: Nếu bé bị sởi có bất kỳ dấu hiệu nào nằm ngoài kiểm soát, như sốt cao co giật, ho nhiều, biến chứng mắt, tai. Thì đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để chữa bệnh sởi cho trẻ đúng cách và hiệu quả

Phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Đối với trẻ em, cho trẻ tiêm vacxin sởi đúng liều, đúng thời gian quy định. Theo CDC tiêm đủ 2 liều vacxin sởi có thể phòng bệnh sởi lên đến 97%. Tiêm 1 liều thì khoảng 93%.

Tăng cường vệ sinh, sát khuẩn cá nhân, mũi họng. 

Khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh sởi, cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức để có cách trị bệnh sởi phù hợp, kịp thời. Khi chăm sóc bệnh nhân sởi, cần phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.

Bệnh sởi nếu được điều trị phù hợp, kịp thời thì sẽ rất ít khi gặp những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc cả đa số mọi người bị sởi làm gì cho nhanh khỏi. Theo dõi chợ thuốc tốt để kịp thời cập nhật các thông tin y tế mới nhất!. Chothuoctot.vn xin chân thành cảm ơn.

 

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903