Sốt Phát ban Và Sởi Cách Phân Biệt Như Thế Nào

Rất nhiều phụ huynh đã nhầm lẫn giữa cách phân biệt sốt phát ban và sởi. Do đây là 2 căn bệnh có biểu hiện khá giống nhau. Việc nhầm lẫn này, đã dẫn đến sai lầm khi tiến hành điều trị cho trẻ. Hôm nay, chothuoctot.vn sẽ giúp các bậc phụ huynh phân biệt sởi và phát ban một cách chi tiết nhất.

1. Nguyên nhân gây nên sốt phát ban và sởi

1.1 Sốt phát ban là gì? 

Sốt phát ban ở trẻ là do virus thông thường. Và đa số là do các nhóm virus hô hấp, chẳng hạn như Rubella. Đây là căn bệnh khá lành tính và hầu như không có quá nhiều nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ cần được chăm sóc tốt và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là sẽ nhanh chóng hồi phục.

1.2. Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là gì

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, theo NCBI bệnh sởi là do virus Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Vì là bệnh truyền nhiễm cấp tính, khả năng lây nhiễm rất cao. Chủ yếu là lây qua đường hô hấp, nước bọt bệnh nhân thải ra không khí. Bệnh sởi thời gian đầu khá lành tính. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu để bệnh tiến đến giai đoạn biến chứng.

2. Triệu chứng để phân biệt sốt phát ban và sởi

2.1. Biểu hiện chung của sởi và sốt phát ban

Cả 2 đều có điểm chung là thời gian ủ bệnh. Có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng của 2 loại bệnh trong giai đoạn này là:

Sốt nhẹ hoặc sốt cao khoảng 38 - 39 độ C Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ;

Cơ thể mệt mỏi,  kèm theo đau nhức cơ bắp;

Ăn ít, bỏ bú;

Một số trẻ còn có biểu hiện nôn ói và tiêu chảy;

2.2. Dấu hiệu sốt phát ban

Dấu hiệu sốt phát ban

Sau giai đoạn sốt, sẽ bước vào giai đoạn nổi ban đỏ ở trẻ em . Dấu hiệu sốt phát ban điển hình ở trẻ là:

Các nốt phát ban có màu đỏ và sáng;

Bề mặt ban mịn, không sần sùi;

Phát ban khắp cơ thể 

Không để lại sẹo và thâm sau khi lặn 

2.3. Dấu hiệu sởi

Dấu hiệu sởi

Bệnh sởi diễn ra theo 4 giai đoạn: 

Giai đoạn ủ bệnh: Từ 10-12, giai đoạn này người bệnh sẽ không có bất cứ triệu chứng gì. Đến ngày thứ 9-10 thì bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sốt nhẹ.

Giai đoạn khởi phát: Kéo dài 4-5 ngày, đây cũng là khoảng thời gian bệnh lây lan mạnh nhất. Những biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em như: Sốt cao, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm mắt, chảy nước mắt thường xuyên cũng được biểu hiện rõ rệt.

Giai đoạn phát ban: Đây là giai đoạn nhận biết dễ dàng, khi các vết ban xuất hiện nhiều hơn. Các nốt phát ban xuất hiện khắp cơ thể lần lượt theo trình tự.

Giai đoạn hồi phục: Đây là giai đoạn kết thúc của bệnh, các nốt sởi sẽ tự biến mất theo thứ tự mọc. Và thường sẽ để lại những vết hằn trên da.

Sốt phát ban và sởi sẽ có những dấu hiệu đặc trưng. Riêng bệnh sởi ở trẻ em, giai đoạn phát ban sởi có những đặc điểm để phụ huynh phân biệt như sau:

Các nốt phát ban dạng sởi có màu đậm;

Nốt ban sởi sần, sờ có thể cảm nhận được;

Ban xuất hiện theo thứ tự như sau: Đầu tiên là ở sau tai, tiếp theo đến mặt, lan dần xuống ngực, bụng và cuối cùng nổi kín toàn thân;

Ban dạng sẩn, gồ lên mặt da;

Khi ban lặn, cơ thể sẽ xuất hiện những vết thâm gọi là “vằn da hổ”.

Điểm đáng chú ý: Chảy nước mũi, mắt đỏ và ho là 3 triệu chứng đi kèm mà bệnh nhân sởi rất hay gặp.

Vậy bệnh sởi có ngứa không? Phát ban sởi có thể sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. 

3. Biến chứng nguy hiểm sốt phát ban và sởi 

3.1. Sốt phát ban

Gây ra bởi nhóm virus thông thường nên đa số đều khá lành tính. Vậy sốt phát ban bao lâu thì khỏi?. Bé bị sốt phát ban sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Và hầu như không có biến chứng nhiều ảnh hưởng đến tính mạng. Chỉ cần được chăm sóc với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Và giữ gìn vệ sinh cẩn thận. Thì sốt phát ban sởi ở trẻ em  là trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục. 

3.2. Bệnh sởi

Đây là bệnh khá nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ em. Bệnh sởi trở nên nguy hiểm khi xuất hiện bội nhiễm. Kèm với đó là những hậu quả do biến chứng nặng nề như:

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy;

Viêm loét miệng

Viêm tai giữa;

Viêm loét giác mạc;

Viêm thanh quản và khí quản;

Viêm phổi và phế quản;

Viêm não;

Và nguy hiểm hơn hết đó chính là nguy cơ tử vong

Sốt lên sởi rất dễ lây nhiễm và có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ. Theo đúng lịch hướng dẫn từ Bác sĩ. 

Đa số các trường hợp bệnh nhân tử vong không do virus sởi. Mà do những biến chứng của bệnh đặc biệt là việc bội nhiễm do sởi. 

Vậy biến chứng của sốt phát ban và sởi có giống nhau không?. Biến chứng của 2 loại bệnh này hoàn toàn khác nhau. Sốt phát ban hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm. Còn bệnh sởi thì biến chứng lại rất nguy hiểm mà bạn đã được đọc ở trên.

4. Cách chăm sóc trẻ em bị sởi

4.1. Chăm sóc tại nhà

Những trẻ nào mắc bệnh sởi nhẹ, thì sẽ không cần phải nhập viện. Phụ huynh sẽ tiến hành chăm sóc trẻ tại nhà. Theo sự hướng dẫn của Bác sĩ. Vậy bị sởi làm gì cho nhanh khỏi:

Cho trẻ đang nhiễm bệnh nghỉ ngơi ở phòng riêng, hạn chế ánh sáng và gió;

Khi thấy trẻ sốt cao, thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của Bác sĩ;

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng;

Đặc biệt là cung cấp Vitamin A, giúp mắt trẻ luôn được bảo vệ;

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia nhỏ ra nhiều lần;

Đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Tuyệt đối không được áp dụng những mẹo dân gian để chữa bệnh sởi cho trẻ. Vì sẽ dễ dẫn đến bội nhiễm ở trẻ đang mắc bệnh.

4.2. Theo dõi ở bệnh viện

Khi chăm sóc trẻ nhiễm bệnh sởi tại nhà. Phụ huynh nên lưu ý đến tiến triển bệnh của trẻ. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt, khi thấy bé sốt cao liên tục, không hạ sốt trong 3-4 ngày. Kèm theo những triệu chứng khác như khó thở, ho nhiều. Thì cần cho trẻ đến bệnh viện. Để được điều trị phòng những biến chứng nguy hiểm xảy ra với trẻ.

5. Cách phòng ngừa bệnh sởi

Tiêm sởi

Có thể nói biện pháp phòng bệnh sởi tốt nhất đến thời điểm hiện tại. Đó chính là tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng như sau:

Tiêm mũi thứ 1: Trẻ đủ 9 tháng tuổi 

Tiêm mũi thứ 2 nhắc lại: Trẻ đủ 18 tháng tuổi

Phụ huynh chú ý, cần cho trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine. Thì tỷ lệ  phòng bệnh mới lên đến 99%. Nếu trẻ chỉ được tiêm 1 mũi, thì không thể tạo được miễn dịch bền vững, khả năng phòng bệnh chỉ giảm còn 90%.

Những trẻ đã quá thời gian tiêm chủng nhưng chưa mắc bệnh sởi. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ quan y tế. Để được tư vấn tiêm chủng nhanh nhất và đầy đủ nhất. 

Phụ huynh cũng có thể cho trẻ tiêm ngừa vaccine MMR 3 trong 1 gồm: Ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella.

Thời gian tiêm MMR có thay đổi so với tiêm phòng sởi như sau:

Tiêm mũi 1: Trẻ đủ 12 tháng tuổi

Tiêm mũi 2: Khi trẻ từ 4-6 tuổi

Phụ nữ có dự định sinh con, nên tiêm vaccine MMR tiền sản. Vừa phòng bệnh cho mẹ, vừa phòng bệnh cho con. Đối với những trường hợp này, chỉ cần tiêm 1 mũi. Và lưu ý chỉ được mang thai sau 3 tháng tiêm vaccine.

Việc phân biệt sốt phát ban và sởi trong giai đoạn đầu cực kỳ quan trọng. Phụ huynh nhận biết đúng bệnh, thì việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm do phát hiện muộn. Dẫn đến việc điều trị không hiệu quả, để lại nhiều di chứng cho trẻ sau này.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH CÙNG CHÚNG TÔI?

Đăng Ký Ngay
0961668606 - 0918194903